PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
TRƯỜNG TIỂU HỌC & THCS THÁI HÒA
Video hướng dẫn Đăng nhập

TỪ “QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG NHÀ GIÁO”  ĐẾN “NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM”

                                                                           Thái Hòa, ngày 19 tháng 11 năm 2015

       

 

     

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống quý báu đã có từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Truyền thống đó từ ngàn xưa đã được nhân dân ta lưu truyền trong những câu tục ngữ: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Vì vậy chỉ có 3 người được gọi là “Thầy” đó là Người sinh thành và dưỡng dục ta thành người “Thầy, mẹ”; Người dạy cho ta biết cái chữ, biết cái đúng cái sai, biết đạo làm người đó là “Thầy giáo” và người cứu ta qua khỏi bệnh tật, qua cửa tử thần đó là “Thầy thuốc”.

        Lịch sử của dân tộc còn ghi mãi công lao những người thầy tiêu biểu, được nhân dân mãi mãi tôn vinh, gương sáng còn lan tỏa đến ngày nay: thầy Đỗ Năng Tế (thầy dạy cả văn lẫn võ cho hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị), thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm, thầy Nguyễn Đình Chiểu… Đó là những người thầy đã để lại những tấm gương sáng về đạo làm thầy, không màng danh lợi, không chuộng hư vinh, hết lòng đào tạo bao thế hệ học trò, làm rạng rỡ những trang sử vẻ vang của dân tộc.

       Truyền thống tôn sư trọng đạo còn được thể hiện ở một phong tục đẹp của nhân dân ta: hằng năm, cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, ông bà, cha mẹ lại không quên nhắc nhở con cháu đi chúc Tết thầy “mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy”. Truyền thống tôn sư trọng đạo hôm nay đang được toàn Đảng, toàn dân và bao thế hệ học trò tiếp tục gìn giữ và phát huy. Bên cạnh tục “mồng ba tết thầy”, thì vào dịp 20 – 11 hàng năm, cha mẹ học sinh và các thế hệ học trò lại tổ chức thăm hỏi, động viên các Nhà giáo. Ngày 20-11 được gọi là “Ngày Nhà Giáo Việt Nam”

       Vậy, vì sao chúng ta lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 bắt đầu được tổ chức từ bao giờ?

      Kính thưa quí vị đại biểu, thưa các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Tháng 7 năm 1946 có một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari Thủ đô nước Pháp lấy tên là F.I.S.“Liên hiệp quốc tế các công đoàn Giáo dục”

       Việt Nam trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với “Liên hiệp quốc tế các công đoàn Giáo dục” để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của giáo giới trên toàn thế giới với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Năm 1953 Đoàn Việt Nam do thứ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Cảnh Toàn làm trưởng đoàn đã tham dự hội nghị “Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục” tại thủ đô Viên (Áo)

Tháng 8-1957 tại thủ đô Vac xa va, hội nghị “Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục” được triệu tập với sự có mặt của 57 nước trong đó có đoàn Việt Nam. Hội nghị đã quyết định lấy ngày 20-11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà Giáo.

Ngày 20.11.1958 ngày "Quốc tế Hiến chương các Nhà Giáo " lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc. Những năm sau đó được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam.

Sau ngày đất nước thống nhất 30.4.1975 nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo đường lối của Đảng CSVN theo định hướng XHCN. Ý nghĩa của Quốc tế hiến chương các nhà giáo đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Xong ngày 20.11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.

Vì thế, theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28.9.1982 Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ ) đã ban hành quyết định số 167.HĐBT về ngày nhà giáo Việt Nam. Điều 1, Quyết định ghi rõ “Từ nay hằng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Như vậy, ngày 20 - 11 - 1982 là Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên và cũng từ đó, ngày này trở thành ngày hội truyền thống Nhà giáo Việt Nam.

       Ngày 2 - 12 - 1998, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X đã thông qua Luật Giáo dục (1998). Điều 66 luật này quy định: “Ngày 20 - 11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Ngày 14 - 6 - 2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Luật Giáo dục 2005. Điều 76 của luật quy định: “Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam”.

Những quyết định và điều luật trên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện sự tôn vinh của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với vị trí, vai trò của Nhà giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nắm vững lịch sử Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng nhắc nhở mỗi chúng ta khi kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 không nhầm lẫn với “Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo” - một hoạt động đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam.

Phần thứ hai xin được điểm lại đôi nét về truyền thống Nhà Giáo Việt Nam

1) Trước hết " Nhà giáo Việt Nam " gắn bó máu thịt với quần chúng nhân dân lao động

Với lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, với một nền văn hoá lâu đời đầy sức sống, dân tộc Việt Nam đã xây dựng và phát triển những truyền thống tốt đẹp về nhiều mặt. Ngành Giáo dục- Nghề dạy học- " Giới nhà giáo " cũng có truyền thống thiêng liêng của mình. Thiên chức của người thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tinh hoa văn hoá của dân tộc và của loài người, cho nên chính thầy là người đã hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời đại- là các cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc.

Truyền thống nổi bật trước hết của Nhà giáo là lòng nhân ái sâu sắc. Nhân dân ta từ ngàn xưa đã suy nghĩ về việc học của con em mình là: " Dù nghèo đói tới đây cũng ráng cho con học dăm ba chữ để làm người ". Xuất phát từ lòng yêu người, yêu nghề mà " Nhà giáo Việt Nam " đậm tính vị tha. Yêu thương con người, thày quan niệm công việc của mình trước hết là " dạy người "- "dạy đạo làm người ". Thầy tiếp thu đạo làm người của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau. Vì vậy nhân dân yêu mến thầy, kính trọng thầy, biết ơn thầy vì thầy là người truyền thụ những tri thức đạo đức cho con em mình. Họ hiểu rằng nuôi dạy một hai đứa con ở nhà đã là vất vả, đằng này người thầy giáo suốt đời dạy bảo hàng ngàn học trò lại càng khó khăn vất vả hơn nhiều. Vì vậy không chỉ học trò gọi thầy bằng thầy, cha mẹ học trò gọi thầy bằng thầy, mà nhân dân nói chung, kể cả những người không có con học thầy cũng gọi thầy bằng thầy.

Thứ hai " Nhà giáo Việt Nam "- Những chiến sỹ cách mạng kiên trung.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhà giáo thầy giáo chân chính bao giờ cũng là những nhà yêu nước. Hoạt động dạy học thường gắn với hoạt động cách mạng. Dưới chế độ phong kiến, nhà giáo chân chính không tự rằng buộc mình trong quan niệm " Trung quân- ái quốc" mà họ luôn luôn đứng về phía nhân dân những người lao động. Hành động " Trung với nước - hiếu với dân " như việc không hợp tác, không ra làm quan triều đình của nhà giáo Võ Trường Toản, hoặc yêu cầu triều đình phải trừng trị bọn gian thần, sửa sang chính sự để yên nước yên dân của nhà giáo Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm hoặc khởi nghĩa chống lại triều đình thối nát của thầy giáo Cao Bá Quát.

Thấu hiểu nỗi nhục của người dân bị mất nước, không chịu cam tâm khoanh tay ngồi chịu số phận tủi nhục đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành của trường Dục Thanh ra đi tìm đường cứu nước cứu dân. Sau bao năm bôn ba năm châu bốn bể, Người trở về tập hợp lực lượng, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi, và từ đó: tháng 8/1945 Việt Nam có tên trên bản đồ thế giới, và nhân dân Việt Nam mới được sống  cuộc sống thực sự của người dân làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình. Người thầy giáo ở trường Dục Thanh ngày ấy chính là Bác Hồ - Người Cha muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

Thứ ba- " Nhà giáo Việt Nam " với đạo đức mẫu mực- nhân phẩm thanh cao nếp sống giản dị.

Xưa nay, người thầy giáo chân chính bao giờ cũng là người có đạo đức. Đạo đức vừa là nội dung, vừa là phương pháp đồng thời cũng là phương tiện giáo dục. Đạo đức của thầy còn thể hiện ở cách sống không màng danh lợi, không chuộng hư  vinh, mà luôn luôn trong sáng và giản dị.

Ngoài những nét truyền thống đã được hun đúc từ ngàn năm, nhà giáo Việt Nam ngày nay được sự giáo dục của Đảng đã hình thành thêm những nét truyền thống mới đó là:

Thứ nhất là " Tinh  thần tập thể XHCN " nhà giáo đã nhận rõ là làm công tác giáo dục tức là làm cách mạng, mà cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.

Thứ hai là lao động cần cù sáng tạo với phong cách khoa học. Bản thân nghề dạy học là nghề sáng tạo, trong hoàn cảnh đất nước ngày nay đang trên con đường đổi mới, càng đòi hỏi người thầy giáo phải lao động cần cù, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để đào tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước có trình độ kỹ thuật, có kỷ luật và kĩ năng nhận thức sánh kịp các nước phát triển trên thế giới.

Thứ ba là mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ thân ái. Ngày xưa tuy thầy rất thương trò nhưng mối quan hệ giữa thầy và trò còn có khoảng cách, còn ngày nay, học trò vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục. Do vậy thầy luôn luôn tôn trọng nhân cách tôn trọng tính làm chủ tập thể của học trò.

Kính thưa các vị đại biểu, thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam, chúng ta càng thêm tự hào và yêu nghề dạy học, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ trước lúc đi xa: " Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy thật tốt - học thật tốt " và " Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới" ( Trích thư của Bác Hồ gửi CB, GV - CNV- Học sinh ngày 15-10-1968 )

Thực hiện lời dạy của Bác với công tác giáo dục trong thời kỳ đổi mới, Nghị quyết 4 BCH TW Đảng khoá VII, đặc biệt là Nghị quyết 2 BCH TW Đảng khoá VIII đã khẳng định " Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu ". Sự ra đời của chính sách đối với giáo dục là thời cơ, là vũ khí tinh thần để mỗi nhà giáo làm cho các cấp, các ngành và toàn xã hội quán triệt quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với vai trò trách nhiệm, vị trí xã hội của người thầy và đấu tranh không khoan nhượng chống mọi biểu hiện coi thường thầy cô giáo, xúc phạm thô bạo đến nhân phẩm nhà giáo, đồng thời tạo điều kiện chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho thầy cô giáo.

Về phần mình, các thầy cô giáo cũng thấy được vinh dự và tự hào về vị trí xã hội của người thầy là hết sức cao đẹp và hết sức vẻ vang đã được thời đại và toàn xã hội ghi nhận. Đó là sự thật là chân lý để bác bỏ những suy nghĩ không đúng về nghề dạy học, về người thầy giáo. Không có người thầy giáo thì không có nhà trường, không có nền văn minh nhân loại- Không thầy đố mày làm nên.

Mặc dù không ghi được những chiến công hiển hách như các chiến sỹ trên chiến trường, không đạt một năng xuất cao như những người công nhân trong nhà máy, không phát minh được một thành tựu khoa học kì diệu như các nhà khoa học trong viện hàn lâm, nhưng công việc thầm lặng của thầy cô giáo không phải là bất động, trì trệ mà trái lại, Nhà giáo như những con ong hút nhuỵ kết thành mật ngọt cho đời. Nhân loại đã khẳng định: " Không có vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không qua bàn tay bế ẵm của bà mẹ. Thì trên trái đất này không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo ".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trí của người thầy. Người chỉ rõ: “Có gì vẻ vang hơn là đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Được coi trọng như vậy, người thầy giáo phải đáp ứng yêu cầu rất cao của xã hội về nhân cách. Người thầy phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo. Sự gương mẫu của người thầy không phải chỉ giới hạn ở phạm vi trường học mà còn ở mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình và ngoài xã hội.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng  đã nói: " Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo ". Thật vậy, người thầy giáo là những bác sỹ của tâm hồn, có tấm lòng nhân ái, cứu chữa cả những con người tha hoá biến chất thành con người có tấm lòng trong sáng.

Kính thưa các vị đại biểu - Thưa các thầy cô giáo! năm học 2015-2016 tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Nhìn lại chặng đường đầu của năm học 2015 - 2016, qua đợt thi đua thứ nhất chúng ta đã có một số kết quả đáng mừng. Tuy còn một số khó khăn về đời sống, vật chất nhưng " Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm " đã hằn sâu trong sinh hoạt, trong công tác và trong học tập của mỗi thầy giáo cô giáo

Về phía mình, các thầy cô đã cố gắng vươn lên hoàn thành tốt công việc được giao. Trong đợt hội giảng cấp Huyện 5 thầy cô dự có 4 thầy cô đạt GVG cấp Huyện trong đó tiêu biểu như cô Vũ Thị Duyên đạt giải nhất môn Địa lý, thầy Nguyễn Văn Kiên đạt giải ba môn Toán, thầy Cao Văn Thịnh đạt giải ba môn Vật lý… Hội giảng chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 trong tổng số 17 giờ Hội giảng thì có 14 giờ đạt loại giỏi, 3 giờ đạt loại khá. Điều đó nói lên tuy còn nhiều khó khăn nhưng các thầy cô không ỉ lại trông chờ mà đã cố gắng vươn lên phấn đấu "Trường ra trường - lớp ra lớp - thầy ra thầy - trò ra trò - dạy ra dạy", đã và đang kế thừa  và phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam.

Về phía học sinh, trong gần 1 tháng phát động thi đua học tập tốt lập thành tích kính tặng thầy cô, đã xuất hiện nhiều gương học tốt, nhiều tập thể phấn đấu đạt ngày học tốt, tuần học tốt, nhiều em đã đạt được nhiều điểm tốt làm nở rộ những bông hoa điểm tốt. Tiêu biểu như em Nguyễn Thị Thảo của lớp 7B trong một tháng thi đua đã giành được 39 bông hoa học tốt dâng tặng thầy cô. Tập thể lớp 7B đã giành được 386/2187 bông hoa học tốt của toàn trường.

Kính thưa các thầycô giáo, năm học 2015-2016 với chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Với nhiệm vụ tiếp tục triển khai có hiệu quả, sáng tạo cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với đặc thù của ngành là thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo, thực hiện chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ thông qua cuộc vận động “Hai không” của ngành. Thầy và trò nhà trường tiếp tục thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, phấn đấu đến cuối năm các em khối 9 thi tuyển vào lớp 10 THPT giữ vững thứ hạng trong tốp dưới 100 của toàn tỉnh và đứng trong tốp đầu của Huyện như kế hoạch nhà trường đã đề ra.

Nhân ngày 20/11, xin kính gửi tới các thầy, các cô những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất và với tấm lòng thành kính.

Những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn.

Cuối cùng, xin thay mặt cho tập thể thầy cô giáo và cán bộ giáo viên toàn trường trân trọng cám ơn các đ/c Đảng uỷ-HĐND-UBND, HĐGD và các ban ngành đoàn thể và nhân dân trong toàn xã đã giành cho nhà giáo chúng tôi những tình cảm thiết tha và chân thành. Chúc các vị đại biểu mạnh khoẻ và giành nhiều sự quan tâm hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục.

 

 

 

 

Lời Ru Của Thầy

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru: “Của gió màu mây
Con sông - của mẹ, đường cày - của cha”

Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường
Lời ru xin được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)


Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng, bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện chương trình giáo dục năm học 2023- 2024 và kế hoạch giao lưu, ủng hộ, quyên góp từ thiện, Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa tổ chức Giao lưu với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ ... Cập nhật lúc : 14 giờ 36 phút - Ngày 8 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Sáng ngày 20- 11, Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ( 20/11/1982 - 20/11/2023) ... Cập nhật lúc : 17 giờ 28 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Chiều ngày 07/10/2023, Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa tổ chức thành côn Hội nghị Cán bộ viên chức- Năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 43 phút - Ngày 9 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 02/10/2023 Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa phối hợp với Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống & Phát triển tài năng Everest tổ chức chuyên đề An toàn giao thông - Vì nụ cười trẻ thơ ch ... Cập nhật lúc : 18 giờ 20 phút - Ngày 2 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 19/9/2023, Chi bộ Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên năm 2023 nâng tổng số Đảng viên Chi bộ lên 36 đồng chí. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 58 phút - Ngày 21 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 05/9/2023, Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. ... Cập nhật lúc : 14 giờ 48 phút - Ngày 21 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
Sáng ngày 20/3/2023, Trường Tiểu học và THCS Thái Hoà phối hợp với Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống và Phát triển tài năng Everst tổ chức Chuyên đề Kỹ năng sống: “Bảo vệ trẻ em an toàn trên ... Cập nhật lúc : 17 giờ 6 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 04/3/2023, Công đoàn Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa long trọng tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ I- Nhiệm kỳ 2023 - 2028. ... Cập nhật lúc : 17 giờ 28 phút - Ngày 20 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Trường Tiểu học và THCS Thái hòa phối hợp với Công ty cổ phần GD&Tổ chức sự kiện Tâm Tín Thành- Trung tâm Giáo dục Kỹ năng sống và Phát triển Tài năng Everet tổ chức chuyên đề " Phòng tránh ... Cập nhật lúc : 12 giờ 2 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
Công ty TNHH MTV Quản lý và khai thác đường ô tô cao tốc Hà Nội- Hải Phòng phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Thái Hòa Tuyên truyền Pháp luật đảm bảo ATGT- TNGT, Bảo vệ tài sản và kết cấu ... Cập nhật lúc : 14 giờ 11 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề thi khảo sát đầu năm môn Tiếng Anh ( 4 năm 2013 - 2016 )
Đề thi khảo sát đầu năm môn Ngữ Văn ( 4 năm 2013 - 2016 )
Đề thi khảo sát đầu năm môn Toán ( 5 năm 2012 - 2016 )
Đề + đáp án thi khảo sát giữa học kỳ I 3 môn Toán - Văn - Anh năm học 2016 - 2017
Đề kiểm tra học kỳ II lớp 9 năm học 2015 - 2016 ( 3 môn Toán - Văn - Anh )
Đề thi ( chính thức ) học sinh giỏi trường năm học 2014 - 2015
Đề thi ( chính thức ) học sinh giỏi trường năm học 2013 - 2014
Đề thi HSG trường 2015 - 2016 ( T5)
Đề thi HSG trường 2015 - 2016 ( T4)
Đề thi HSG trường 2015 - 2016 ( T3)
Đề thi HSG trường 2015 - 2016 ( T2)
Đề thi HSG trường 2015 - 2016 ( T1)
Đề thi HSG trường năm học 2014 - 2015 ( T7)
Đề thi HSG trường năm học 2014 - 2015 ( T6)
Đề thi HSG trường năm học 2014 - 2015 ( T5)
123456
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn kiểm tra học kỳ II cấp THCS năm học 2019 - 2020.
Hướng dẫn của SGD & ĐT Hải Dương về thực hiện chương trình, kiểm tra, đánh giá học kỳ II cấp THCS năm học 2019 - 2020.
Công văn số 476/MT-VP ngày 01/3/2020 của Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế.
Hướng dẫn viết SKKN năm học 2019 - 2020
Thông báo nghỉ tết Canh Tý của SGD&ĐT Hải Dương
Lịch trực tết Canh tý 2020.
Thời khóa biểu năm học 2019 - 2020 ( Thực hiện từ tuần 20 )
Điểm trung bình và xếp hạng trong khối sau 3 lần khảo sát học kỳ I năm học 2019 - 2020
Danh sách số điện thoại của cha, mẹ học sinh toàn trường
TKB tuần đầu học kỳ II ( tuần 20 )
Mẫu báo cáo công tác chuyên môn, chủ nhiệm học kỳ I năm học 2019 - 2020 ( cấp THCS )
Một số lưu ý trong buổi đi trải nghiệm ngày 29/12/2019.
Danh sách phân xe trong buổi đi trải nghiệm ngày 29/12/2019.
Mẫu danh sách học sinh các lớp đăng ký đi học tập, ngoại khóa năm học 2019 - 2020.
Hướng dẫn kiểm tra cuối học kỳ I năm học 2019 - 2020 ( cấp tiểu học ).
12345678910...